Ngày 06/6/2023, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (ĐH MTCN) tổ chức nghiệm thu chính thức hai đề tài khoa học cấp Bộ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ở trường đại học Việt Nam đào tạo về Mỹ thuật Ứng dụng” do TS Trần Nguyên Cường làm chủ nhiệm đề tài và đề tài: “Kế thừa truyền thống gắn với hội nhập quốc tế trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” do TS Lê Thanh Hương làm chủ nhiệm đề tài.
TS Trần Nguyên Cường bảo vệ đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ở trường đại học Việt Nam đào tạo về Mỹ thuật Ứng dụng”
Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ở trường đại học Việt Nam đào tạo về Mỹ thuật Ứng dụng” do TS Trần Nguyên Cường làm chủ nhiệm đề tài được các thành viên trong hội đồng đã đánh giá cao chất lượng. Đề tài nghiên cứu này đã hệ thống hóa, làm rõ thêm lý luận về bảo vệ quyền tác giả đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ở các trường đại học đào tạo mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam cũng như phân tích thực trạng, thực tiễn áp dụng pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ở các trường đại học đào tạo về mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam. Qua đó, đề tài đã kiến nghị một số giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót, nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền tác gủa đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền tác giả đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này ở các trường đại học đào tạo mỹ thuật ứng dụng tại Việt Nam.
Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ở trường đại học Việt Nam đào tạo về Mỹ thuật Ứng dụng” do TS Trần Nguyên Cường làm chủ nhiệm đề tài được bảo vệ thành công
Đề tài: “Kế thừa truyền thống gắn với hội nhập quốc tế trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” do TS Lê Thanh Hương làm chủ nhiệm đề tài được hội đồng đánh giá cao về nội dung nghiên cứu. Đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá được thực trạng trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng theo hướng kế thừa truyền thống gắn với hội nhập quốc tế ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp đổi mới đào tạo mỹ thuật ứng dụng theo quan điểm kế thừa truyền thống gắn với hội nhập quốc tế.
Đề tài: “Kế thừa truyền thống gắn với hội nhập quốc tế trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” là đề tài đầu tiên nghiên cứu và xây dựng cơ sở khoa học về thực trạng đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong mối quan hệ giữa kế thừa truyền thống và hội nhập quốc tế, hướng đến khắc phục tình trạng hời hợt trong khai thác vốn cổ trong mỹ thuật truyền thống và thiếu cập nhật trong hội nhập quốc tế.
TS Lê Thanh Hương thuyết trình bảo vệ đề tài: “Kế thừa truyền thống gắn với hội nhập quốc tế trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”
Từ thực tế đó, đề tài đánh giá và đưa ra giải pháp phát triển đào tạo mỹ thuật ứng dụng kế thừa truyền thống gắn với hội nhập quốc tế với những phân tích mặt tích cực và tồn tại cần khắc phục, giúp cho xã hội có được môi trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng tiên tiến mà không mất đi bản sắc dân tộc, tạo ra đội ngũ sáng tác, giảng dạy mỹ thuật ứng dụng đáp ứng được yêu cầu xã hội.., góp phần phát triển đào tạo mỹ thuật ứng dụng theo hướng kế thừa truyền thống gắn với hội nhập quốc tế, cũng là góp phần đào tạo đội ngũ thiết kế một mặt nắm bắt được xu hướng phát triển của thế giới, cập nhật những kỹ thuật tiên tiến nhất, mặt khác luôn ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc.
Đề tài: “Kế thừa truyền thống gắn với hội nhập quốc tế trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” do TS Lê Thanh Hương làm chủ nhiệm đề tài được bảo vệ thành công
Bên cạnh việc đánh giá cao kết quả nghiên cứu của các đề tài, các thành viên Hội đồng cũng đưa ra một số ý kiến trao đổi để chỉnh sửa và hoàn thiện thêm nội dung đề tài. Đánh giá chung, các thành viên hội đồng nhận định: hai công trình nghiên cứu có chất lượng tốt, có giá trị khoa học và ứng dụng thực tiễn cao./.