Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp được thành lập 1949, tiền thân là trường Quốc gia Mỹ nghệ. Năm 1984 Trường đổi tên thành Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, hiện nay Trường có ba hệ đào tạo chính: hệ Đại học chính quy, hệ Đại học liên thông và hệ Sau đại học.
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đào tạo Đại học gồm 08 ngành: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Công nghiệp, Thiết kế Nội thất, ngành Gốm, ngành Sơn mài, ngành Hội họa, ngành Điêu khắc. Ngoài ra trường còn đào tạo một số ngành: thiết kế Trang sức, thiết kế Trang trí dệt, thiết kế Thủy tinh, thiết kế Trang trí kim loại, thiết kế Đồ chơi và phương tiện hỗ trợ học tập.
Hệ sau đại học đào tạo 02 ngành: ngành Thiết kế Mỹ thuật ứng dụng, ngành Lý luận và lịch sử Mỹ thuật ứng dụng.
Thời gian đào tạo: Đại học 5 năm, Đại học liên thông 2 năm, Sau đại học 2 năm.
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân, thạc sỹ Mỹ thuật Công nghiệp, có trình độ và khả năng thiết kế, sáng tác các sản phẩm Mỹ thuật Công nghiệp đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của xã hội.
Cùng với đào tạo, Nhà trường còn thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo và ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống xã hội, tăng cường hợp tác đào tạo trong nước cũng như quốc tế.
Trường có 8 khoa và 1 tổ bộ môn: khoa Tạo dáng Công nghiệp, khoa Đồ họa, khoa Trang trí Nội ngoại thất, khoa Mỹ thuật Truyền thống, khoa Thiết kế Thời trang, khoa Tại chức (vừa làm vừa học). Có 2 khoa đào tạo các môn Mỹ thuật cơ sở và các môn Khoa học cơ bản: Khoa Mỹ thuật Cơ sở và khoa Khoa học cơ bản. Một tổ bộ môn Lý luận chính trị.
Để phục vụ công tác đào tạo, Trường có 10 phòng chức năng: phòng Đào tạo, phòng Thanh tra Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, phòng Tổ chức Hành chính, phòng Quản lý Khoa học, phòng Kế hoạch Tài vụ, phòng Quản trị – Thiết bị, Phòng Chính trị và Công tác sinh viên, Phòng Tin học và Truyền thông và Ban dự án. Ngoài ra trường còn có một Xưởng Nghiên cứu thực nghiệm và một Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mỹ thuật ứng dụng.
Chương trình giáo dục đại học
Giới thiệu chung:
Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp hiện có 13 chương trình đào tạo đại học và 13 chương trình đào tạo liên thông lên đại học tương ứng với ngành và chuyên ngành đào tạo hiện nay đó là:
– Ngành: Thiết kế Đồ họa; Thiết kế Nội thất; Thiết kế Thời trang; Thiết kế Công nghiệp; Hội họa Hoành tráng; Điêu khắc; Gốm; Sơn mài.
– Chuyên ngành: Thiết kế thủy tinh, Thiết kế Đồ chơi và phương tiện hỗ trợ học tập, Thiết kế trang trí kim loại, Thiết kế trang trí dệt, Thiết kế Trang sức.
Chương trình giáo dục đại học được xây dựng theo niên chế học phần, khối lượng tính là Đơn vị học trình (Đvht) gồm hai khối kiến thức: kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Chương trình là tập hợp các môn học và học phần, bao gồm cả lý thuyết và thực hành.
1. Chương trình giáo dục đại học – hệ đại học chính quy
1.1.Thời gian đào tạo: 5 năm – 10 kỳ học.
1.2. Khối lượng toàn chương trình 263.5 Đvht/68 học phần, tương đương 26 Đvht/1kỳ. Gồm hai khối kiến thức: Kiến thức giáo dục đại cương 75,5 Đvht/19 học phần, Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chia thành hai phần: Phần thứ nhất Kiến thức cơ cở chung các ngành 61 Đvht/16 học phần, Phần thứ hai Kiến thức chuyên ngành 127 Đvht/33 học phần.
1.3. Chương trình có hai khối kiến thức:
– Kiến thức giáo dục đại cương: Dạy các học phần: Lý thuyết, Lý luận căn bản liên quan đến design và các môn học Xã hội nhân văn, Lý luận chính trị, Ngoại ngữ, Tin học cơ bản, Giáo dục thể chất, An ninh quốc phòng.
– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Được chia thành hai phần
Phần 1. Kiến thức cơ sở chung các ngành dạy các môn học liên quan đến cơ sở mỹ thuật như: Hình họa, Màu sắc, Cơ sở tạo hình mặt phẳng, Cơ sở tạo hình khối và các môn học khác như Cơ bản về chữ, Giải phẫu, Luật xa gần, Vẽ kỹ thuật.
Phần 2. Kiến thức cơ sở ngành và Kiến thức chuyên sâu. Học phần chuyên ngành là tập hợp từ một hoặc nhiều môn học, kiến thức trong mỗi học phần tương đối trọn vẹn được thiết kế từ thấp đến cao, đảm bảo khả năng tiếp nhận và thực hành nghề nghiệp của người học. Phần Kiến thức chuyên ngành được thiết kế phù hợp với 13 ngành và chuyên ngành đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra của nhà trường.
1.4. Tổ chức dạy học:
Kỳ 1: Kiến thức giáo dục đại cương, Kiến thức cơ sở chung ngành
Kỳ 2: Kiến thức giáo dục đại cương, Kiến thức cơ sở chung ngành
Kỳ 3: Kiến thức giáo dục đại cương, Kiến thức cơ sở chung ngành, Kiến thức cơ sở ngành.
Kỳ 4: Kiến thức giáo dục đại cương, Kiến thức cơ sở chung ngành, Kiến thức chuyên ngành
Kỳ 5: Kiến thức giáo dục đại cương, Kiến thức cơ sở chung ngành, Kiến thức chuyên ngành.
Kỳ 6: Kiến thức giáo dục đại cương, Kiến thức cơ sở chung ngành, Kiến thức chuyên ngành.
Kỳ 7: Kiến thức giáo dục đại cương, Kiến thức cơ sở chung ngành, Kiến thức chuyên ngành.
Kỳ 8: Kiến thức giáo dục đại cương, Kiến thức cơ sở chung ngành, Kiến thức chuyên ngành.
Kỳ 9: Kiến thức chuyên ngành.
Kỳ 10: Thực hiện bài thi tốt nghiệp.
1.5. Chương trình giáo dục đại học – hệ đại học chính quy đã được điều chỉnh bổ sung 2013, đang được áp dụng cho hệ Đại học chính quy và hệ Vừa làm vừa học
2. Chương trình giáo dục đại học – hệ liên thông chính quy
2.1.Thời gian đào tạo: 2 năm – 4 kỳ học.
2.2. Khối lượng toàn chương trình 90 Đvht/20 học phần, tương đương 26 Đvht/1kỳ. Gồm hai khối kiến thức: Kiến thức giáo dục đại cương 12 Đvht/4 học phần. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chia thành hai phần: Phần thứ nhất Kiến thức cơ cở chung các ngành 10 Đvht/ 2 học phần, phần thứ hai Kiến thức chuyên ngành 68 Đvht/14-16 học phần.
2.3. Chương trình có hai khối kiến thức:
– Kiến thức giáo dục đại cương: dạy các học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Lịch sử Mỹ thuật thế giới, Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam, Luật sở hữu trí tuệ và luật bản quyền.
– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Được chia thành hai phần
Phần 1. Kiến thức cơ sở chung các ngành dạy các môn học: Hình họa, Nguyên lý màu sắc, Cơ sở tạo hình khối.
Phần 2. Kiến thức cơ sở ngành và Kiến thức chuyên sâu. Học phần chuyên ngành là tập hợp từ một hoặc nhiều môn học, kiến thức trong mỗi học phần tương đối trọn vẹn được thiết kế từ thấp đến cao, đảm bảo khả năng tiếp nhận và thực hành nghề nghiệp của người học. Phần Kiến thức chuyên ngành được thiết phù hợp với 13 ngành và chuyên ngành đào tạo, đảm bảo đáp ứng chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra của nhà trường.
2.4. Tổ chức dạy học:
Kỳ 1: Kiến thức giáo dục đại cương, Kiến thức cơ sở chung ngành, Kiến thức cơ sở ngành
Kỳ 2: Kiến thức giáo dục đại cương, Kiến thức cơ sở chung ngành, Kiến thức chuyên ngành
Kỳ 3: Kiến thức chuyên ngành.
Kỳ 4: Thực hiện bài thi tốt nghiệp.
2.5. Chương trình giáo dục đại học – hệ đại học liên thông, được điều chỉnh bổ sung năm 2013 đang áp dụng cho hệ đào tạo Liên thông lên đại học. Chương trình dành cho đối tượng người học đã tốt nghiệp hệ Cao đẳng trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp hoặc các trường có đào tạo Mỹ thuật đã qua học bổ sung kiến thức.
Chương trình đào tạo Thạc sĩ
Kiến thức chung (6 Tín chỉ) Triết học Tiếng Anh (Học và thi CChỉ B1)
Kiến thức cơ sở ngành (14TC)
Bắt buộc (8 TC)
Cơ sở tạo hình
PP Nghiên cứu khoa học
Lịch sử Mỹ thuật
Cơ sở PP luận Design
Tự chọn (6 TC)
MTCN với kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác
Ecgonomie
Lý luận dạy đại học
Văn hóa học (Việt Nam)
Nguyên lý thị giác
Công nghệ và chất liệu
Thiết kế tương tác
Nhiếp ảnh
Mỹ học
Chuyên ngành: Mỹ thuật ứng dụng
Kiến thức ngành (10TC)
Bắt buộc (7 TC)
Phần này mỗi ngành có 2 hoặc 3 học phần bắt buộc
(Chi tiết trong khung chương trình)
Tự chọn (3 TC) Phần này mỗi ngành có 3 học phần tự chọn
(Chi tiết trong khung chương trình)
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật ứng dụng
Kiến thức ngành (10TC)
Bắt buộc (7 TC)
PP luận Design
LSử và Thẩm mỹ MTCN
NLTG trong lĩnh vực Design
Tự chọn (3 TC)
Văn hóa Đông Nam Á
CSVH của Mỹ thuật truyền thống Việt Nam
Lịch sử Mỹ thuật thế giới
LUẬN VĂN VÀ ĐỒ ÁN TN (20% – 8TC)
Luận văn và đồ án TN
Luận văn tốt nghiệp
Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp được thành lập từ năm 1949. Là trường đại học duy nhất của cả nước trực thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo với chức năng đào tạo các ngành chuyên sâu về thiết kế mỹ thuật ứng dụng có trình độ đại học và sau đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp hiện có 13 chương trình đào tạo đại học và 13 chương trình đào tạo liên thông lên đại học tương ứng với ngành và chuyên ngành đào tạo hiện nay đó là:
– Ngành: Thiết kế Đồ họa; Thiết kế Nội thất; Thiết kế Thời trang; Thiết kế Công nghiệp; Hội họa Hoành tráng; Điêu khắc; Gốm.
– Chuyên ngành: Thiết kế thủy tinh, Thiết kế Đồ chơi và phương tiện hỗ trợ học tập, Thiết kế trang trí kim loại, Thiết kế trang trí dệt, Thiết kế Trang sức, Sơn mài.
Hệ sau đại học (Cao học) đào tạo 2 chuyên ngành: Lịch sử và lý luận Mỹ thuật ứng dụng và Thiết kế Mỹ thuật ứng dụng.Thời gian đào tạo 2 năm.
Thực hiện Chỉ thị 7823/CTBGDDT của Bộ giáo duc và Đào tạo, với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và lấy người học làm trọng tâm. Trường Đại học Mỹ thật Công nghiệp tiến hành xây dựng nội dung chuẩn đầu ra của các ngành các bậc học đào tạo. Đây cũng là những nội dung cam kết của Nhà trường về chất lượng đào tạo với xã hội về lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng:
– Người học được trang bị các kiến thức chung về giáo dục đại cương, về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê-Nin,Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Cộng sản Việt Nam.
– Nắm vững kiến thức mỹ thuật cơ sở, cơ sở ngành và kiến thức chuyên sâu ngành đáp ứng được nhu cầu, kỹ năng nghề nghiệp về lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng.
Kỹ năng cứng:
– Người học được trang bị tri thức tổng hợp về: Trình độ thẩm mỹ về Mỹ thuật và Mỹ thuật ứng dụng.
– Có khả năng sáng tác,thiết kế sản phẩm,thi công thực hiện những công trình trong lĩnh vực được đào tạo chuyên sâu và các lĩnh vực thuộc mỹ thuật ứng dụng.
– Có khả năng phát hiện và xây dựng những giải pháp về công năng và thẩm mỹ trong quá trình thiết kế,thi công các sản phẩm và công trình Mỹ thuật và Mỹ thuật ứng dụng.
– Có khả năng cập nhật những xu hướng mới trong đời sống văn hóa nghệ thuật và khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào thiết kế sáng tạo. Ứng dụng kỹ thuật và công nghệ với các chất liệu mới trong quá trình thiết kế sản phẩm ứng dụng.
Kỹ năng mềm:
– Có kỹ năng giao tiếp, phối hợp nghiên cứu, làm việc với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tính độc lập hoặc theo nhóm, đồng thời kết hợp với các đối tác chuyên ngành khác trong một công trình tổng thể đa năng…..
– Có khả tổ chức năng thuyết trình, trình bày ý tưởng bằng ngôn ngữ nói, viết và tư vấn Marketing Design.
– Có khả năng giảng dạy ở các cơ sở đào tạo Mỹ thuật ứng dụng bậc thấp hơn và tiếp tục nghiên cứu ở các bậc học cao hơn.
– Sử dụng phần mềm tin học cơ bản và các phần mềm trong lĩnh vực thiết kế Mỹ thuật ứng dụng.
– Đủ trình độ chuyên môn tiếp tục theo học bậc Sau đại học (Thạc sỹ,Tiến sỹ) Các ngành và chuyên ngành thuộc Mỹ thuật ứng dụng.